Các phê phán về mặt chứng minh thực tế Phê phán chủ nghĩa Marx

Các ý tưởng của Marx về lịch sử, phân tích giai cấp và lý thuyết về tiến bộ xã hội bị chỉ trích. Robert Conquest lập luận rằng các phân tích chi tiết về nhiều giai đoạn lịch sử đã thất bại trong việc ủng hộ về "giai cấp" hay sự phát triển xã hội của Marx. Bản thân Marx cũng thừa nhận là lý thuyết của ông chỉ giải thích về xã hội nội tại châu Âu mà không giải thích sự phát triển nội tại của xã hội châu Á, nơi một phần lớn của dân số thế giới sống hàng ngàn năm qua.[24]

Nhiều học giả khác như Karl Popper, David Prychitko, và Francis Fukuyama cho rằng nhiều dự đoán của Marx đã sai.[25][26][27] Karl Popper cho rằng Duy vật lịch sử (hay duy vật biện chứng) là không thể tự biện minh, tự kiểm tra, tự kiểm nghiệm bằng thực nghiệm hoặc cơ sở lý thuyết vững chắc (not falsifiable)[28] Popper tin rằng chủ nghĩa Marx ban đầu là khoa học, trong đó Marx đã đưa ra một lý thuyết thực sự mang tính dự đoán. Nhưng sau này, nó được những người khác bổ sung các giả thuyết khác nhằm cố gắng làm cho nó phù hợp với thực tế, điều này có nghĩa là một lý thuyết ban đầu đã bị biến đổi thành giả khoa học (pseudoscience)[29]

Francis Fukuyama đã lập luận trong bài viết của ông Sự kết thúc của lịch sử và sau này trong cuốn sách của mình The End of History and the Last Man là sau sự sụp đổ của Liên Xô, dân chủ tự do không còn phải đối mặt với bất kỳ thách thức nghiêm trọng về tư tưởng và do đó đã chứng tỏ mình là hình thức chính phủ duy nhất bền vững và thành công. Marx đã sử dụng cụm từ "kết thúc của lịch sử" để biểu thị sự chiến thắng của cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản. Chơi chữ với cụm từ này của Marx, Fukuyama cho rằng dân chủ tự do cuối cùng sẽ lan rộng đến tất cả các nước và đó cũng sẽ là "sự kết thúc của lịch sử" (the end of history).[30][31]

Leszek Kołakowski, nhà triết học và sử học Ba Lan, trong cuốn sách "tổng hợp sự ra đời, tồn tại và sụp đổ của một hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20"[32] mang tựa đề "Main Currents of Marxism". Tác giả đã mô tả đa chiều về các dòng tư tưởng đa dạng của chủ nghĩa Marx nhưng đồng thời cũng đã cho rằng "Chủ nghĩa Marx đã từng là một giấc mộng hão huyền vĩ đại nhất thế kỉ của chúng ta (XX)".[32][33][34][35][36] nhưng ông cũng nói rằng giấc mộng hão huyền "không có nghĩa là không có gì cả". Chủ nghĩa Marx đã đóng vai trò rất lớn trong nhiều biến chuyển của lịch sử và nhiều sự kiện trong quá khứ chỉ có thể giải thích thông qua chủ nghĩa Marx như hệ tư tưởng chính trị. Nếu nhìn về góc độ lịch sử thì chủ nghĩa Marx có thể sánh ngang với ngành tâm lý học hay chủ nghĩa hành vi của ngành khoa học xã hội[37].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phê phán chủ nghĩa Marx http://newsweekly.com.au/articles/2009aug08_obit.h... http://www.amazon.com/Main-Currents-Marxism-Founde... http://www.lewrockwell.com/orig6/sandstrom2.html http://www.reasonpapers.com/pdf/12/rp_12_3.pdf http://www.wesjones.com/eoh.htm http://books.wwnorton.com/books/detail.aspx?ID=814... http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/m... http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/m... http://www.pupress.princeton.edu/titles/766.html http://www.loc.gov/loc/kluge/prize/kolakowski.html